Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào?

Đăng bởi Trần Đăng Hiệp vào lúc 16/12/2022

Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng, là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Nhưng không phải giao dịch dân sự nào cũng hợp pháp và có hiệu lực pháp luật. Trên thực tế, nhiều giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm các điều cấm của Luật. Sau đây, Minh Thư Law xin cung cấp một số thông tin như sau:

1. Khái niệm giao dịch dân sự

Theo quy định pháp luật, giao dịch dân sự được thể hiện thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, từ đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói của các chủ thể, bằng văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể.

Ví dụ: Khi thực hiện việc mua 1 chai nước tại 1 cửa hàng, có thể thấy được rằng một giao dịch dân sự đã phát sinh giữa người mua và người bán thông qua hành vi và lời nói của 2 bên.

2. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Như vậy, giao dịch dân sự xuất hiện rất nhiều và diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Để đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch dân sự được diễn ra thuận lợi, pháp luật quy định rõ ràng về việc giao dịch dân sự cần phải đảm bảo các điều kiện để có hiệu lực pháp luật như sau:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực dân sự phù hợp với giao dịch dân sự.

+ Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

‘+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.

3. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Bên cạnh việc hiểu rõ điều kiện có hiệu lực, cần phải chú ý các trường hợp giao dịch dân sự sẽ vô hiệu khi không có đủ điều kiện như:

a, Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung đề cập tới những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện, hay vi phạm những chuân mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được công đồng thừa nhận và tôn trọng thì vô hiệu.

Ví dụ: giao dịch dân sự về việc mua bán ma túy vi phạm điều cấm của pháp luật sẽ dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu.

b, Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Các bên xác lập giao dịch dân sự nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch đó vô hiệu. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Ví dụ:  Hai bên mua bán nhà nhưng khi làm giấy tờ sang tên thì làm giấy tờ tặng cho tài sản để trốn thuế

c, Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Giao dịch dân sự vô hiệu do các yếu tố về chủ thể thực hiện giao dịch dân sự, cụ thể là các giao dịch do các chủ thể sau xác lập sẽ bị vô hiệu về pháp luật:

  • do người chưa thành niên,
  • người mất năng lực hành vi dân sự,
  • người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
  • người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ Luật dân sự 2015.

Ví dụ: A 14 tuổi lấy xe đạp điện của mẹ tặng mang đi cầm đồ thì giao dịch này sẽ dẫn đến vô hiệu do người chưa thành niên thực hiện.

d, Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫm

Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lần làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích cùa việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126 Bộ Luật dân sự 2015.

VD. A cho B thuê nhà và sau đó xảy ra tranh chấp. A đã khởi kiện ra Tòa và Tòa án đã tuyên hợp đồng vô hiệu do căn nha A thuê không thuộc sở hữu của B mà là của C (B không được C ủy quyền)

eGiao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Ví dụ: B yêu cầu A phải kí vào hợp đồng đầu tư. Nếu A không kí thì B sẽ làm hại gia đình của A. Giao dịch dân sự trên vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép.

f, Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Ví dụ: A và B đi nhậu và sau khi uống, B đã lợi dụng lúc A say rượu để lừa A ký vào hợp đồng ủy quyền mua bán mảnh đất của A nên giao dịch dân sự trên vô hiệu.

g, Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

+ Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

+ Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Ví dụ: A và B kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không công chứng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên bị vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng.

Chi tiết liên hệ:

♻️ CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

🏪Địa chỉ: Tầng 4, C16 - NV5, ô số 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội.

📲Hotline: 0972805588 - 0975205588

🆓️ Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

💞 Website: http://luatsu.pro.vn

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: